Làm thế nào để biết mình giỏi...và giỏi đến mức nào?
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Trong hành trình xây dựng và tìm kiếm side job (công việc bên cạnh full-time job), một điều tối quan trọng là bạn cần xác định được mình giỏi năng lực gì, giỏi tới mức nào. Từ đó, bạn mới biết nên chọn công việc sao cho "vừa vặn" với năng lực của mình.
Đây là 3 cách mình dùng để xác định mức độ năng lực của bản thân:
Trong mô hình “Lãnh đạo theo tình huống” (Situational Leadership) của Paul Hersey và Ken Blanchard, bắt đầu với việc giới thiệu 4 cấp bậc trong hành trình phát triển của từng cá nhân theo từng năng lực:
Level 1: Năng lực thấp, động lực cao => khi mới bắt đầu học một kỹ năng nào đó, bạn thường ở level này.
Level 2: Năng lực có một chút, động lực thấp => khi học được một chút, bắt đầu thấy khó quá, nhiều thứ phải học, dễ nản chí, động lực thấp.
Level 3: Năng lực tương đối, động lực trồi sụt => khi đã có kinh nghiệm, có chút thành tựu, nhưng con đường từ hiện tại tới khi master kỹ năng này còn dài; đôi khi mất tự tin, đôi khi mất động lực.
Level 4: Năng lực cao, động lực cao => làm tốt, có nhiều thành tựu, nhiều kết quả để chứng minh năng lực bản thân, muốn học tiếp
Xác định được bản thân ở level nào rất quan trọng để ta không bị ảo tưởng về năng lực của mình và có chiến lược hành động cụ thể:
Level 1: Chưa làm bao giờ => Cần tìm thầy học cho nhanh.
Level 2: Có làm một vài lần, kết quả chưa tốt => Cần người hướng dẫn, duy trì động lực để không bỏ cuộc.
Level 3: Đã làm nhiều lần, có kết quả tốt => Duy trì động lực, nhắc nhở bản thân rằng mình làm được.
Level 4: Đã làm rất nhiều lần, có nhiều kết quả tốt => Tiếp tục học hỏi để không thụt lùi, cải tiến sáng tạo nhiều cách làm mới.
Khi biết được mình ở level nào trong mỗi loại năng lực, điều tiếp theo là cần phân tích sâu hơn bạn đang ở đâu và làm thế nào để trở thành master một kỹ năng nào đó.
Mình sẽ dùng mô hình Bloom's Taxonomy, theo đó mỗi năng lực được chia làm 6 level master khác nhau:
1. Remember
2. Understand
3. Apply
4. Analyze
5. Evaluate
6. Create
Ví dụ với kỹ năng viết nội dung thì 6 level này sẽ được hiểu như sau:
1. Nhớ các bước viết nội dung.
2. Hiểu vì sao cần làm như vậy, cách làm của từng phần: mở, thân, kết.
3. Ứng dụng hiểu biết để viết được nhiều nội dung tốt, tương tác tốt.
4. Phân tích vì sao bài viết 1 lại hiệu quả hơn bài viết 2.
5. Đánh giá được các công thức, framework viết nội dung, ưu nhược điểm của mỗi cái.
6. Sáng tạo ra được các cách viết hay framework mới.
Nếu đã gọi là master thì ít nhất bạn cần đạt được level 6 của kỹ năng đó. Hầu hết chúng ta sẽ chật vật ở level 3 - học cách áp dụng hiệu quả đã.
Năng lực của những người ngang level với mình trong cùng công ty/cùng ngành như thế nào
Có gì họ làm được mà mình không làm được không, và ngược lại?
Ngoài so sánh ở quy mô Việt Nam, nếu so sánh với thế giới thì thế nào?
Cách để có sự so sánh đánh giá này là thi thoảng nên đi phỏng vấn để biết mình ở đâu và networking với những người trong ngành nhiều hơn.
Chúc các bạn biết người, biết ta để tìm được side job "vừa vặn" với năng lực của mình
Một cách tiếp theo để biết mình ở đâu là so sánh bản thân với các đồng nghiệp cùng ngành khác để có benchmark. Điều này cũng được chị chia sẻ trong buổi live của cộng đồng LinkedIn Blue Ocean lần trước mà Adele cũng rất tán đồng: